BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ SẮP XẾP, SÁP NHẬP THÔN, TỔ DÂN PHỐ NĂM 2024 ( Cập nhật ngày: Tháng Mười 1, 2024 )BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ SẮP XẾP, SÁP NHẬP THÔN, TỔ DÂN PHỐ NĂM 2024
Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã đề ra mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cụ thể như sau:
Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền lương.
– Về công tác sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố Nghị quyết số 18-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã đề ra mục tiêu: – Đến năm 2021: Sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và giảm số lượng thôn, tổ dân phố. – Từ năm 2021 đến năm 2030: Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định.
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Nghị quyết số 18-NQ/TW đã nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp chung của toàn bộ hệ thống chính trị và nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với hệ thống tổ chức của Đảng, hệ thống tổ chức của Nhà nước ở Trung ương, chính quyền địa phương và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội và hội quần chúng, cụ thể: – Đối với hệ thống tổ chức của Đảng: Nghị quyết số 18-NQ/TW đề ra 09 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. – Đối với hệ thống tổ chức của Nhà nước ở Trung ương: Nghị quyết số 18-NQ/TW đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. – Đối với chính quyền địa phương: Nghị quyết số 18-NQ/TW đề ra 06 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó về công tác sáp nhập thôn, tổ dân phố Nghị quyết số 18/NQ-TW nêu rõ chính quyền địa phương: “Từng bước sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; khuyến khích sáp nhập, tăng quy mô các đơn vị hành chính các cấp ở những nơi có đủ điều kiện để nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tăng cường các nguồn lực của địa phương. Khẩn trương, cương quyết sắp xếp, sáp nhập các thôn, tổ dân phố không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước”. – Đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội và hội quần chúng: Nghị quyết số 18-NQ/TW đề ra 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, liên quan đến công tác sáp nhập thôn, tổ dân phố, Nghị quyết số 18-NQ/TW đã nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội và hội quần chúng như sau: “Quy định chặt chẽ việc thành lập tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng; thực hiện nghiêm túc và nhất quán nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tuân thủ pháp luật; Nhà nước chỉ cấp kinh phí để thực hiện những nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố dưới sự chủ trì của Mặt trận Tổ quốc và bảo đảm sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, sự quản lý của chính quyền.”
Với sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu, việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị, gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Về cơ bản, đã hoàn thành các mục tiêu đề ra đến năm 2021. Tuy nhiên, nhận thức, trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương chưa đầy đủ, sâu sắc, quyết tâm thực hiện chưa cao, còn máy móc, chưa gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; chưa gắn sắp xếp tổ chức bộ máy với tinh giản biên chế theo vị trí việc làm và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thu hút nhân tài. Trước tình hình đó, tại Kết luận số 50-KL/TW ngày 28/02/2023 Bộ Chính trị đã chỉ đạo “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 18 gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII”.
Để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW và thực hiện giảm số lượng thôn, tổ dân phố, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố. Theo đó, đã quy định cụ thể về quy mô số hộ gia đình đối với các thôn, tổ dân phố theo vùng, miền phù hợp với đặc điểm phân bố dân cư: “Thôn ở xã thuộc các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có từ 150 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có từ 200 hộ gia đình trở lên”; quy định về việc sáp nhập các thôn, tổ dân phố không đủ tiêu chuẩn như sau: “Đối với các thôn, tổ dân phố có quy mô số hộ gia đình dưới 50% quy mô số hộ gia đình theo quy định thì phải sáp nhập với thôn, tổ dân phố liền kề; đối với các thôn, tổ dân phố đạt từ 50% quy mô số hộ gia đình trở lên theo quy định ở những nơi có đủ điều kiện thì thực hiện sáp nhập”.
– Triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 91-KH/TU ngày 31/01/2018 về thực hiện Nghị định số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, trong đó Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh chủ trì phối hợp với Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội và phù hợp với điều kiện của từng địa phương thực hiện sắp xếp, sáp nhập các thôn, tổ dân phố chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định. – Tại Thông báo số 1545-TB/TU ngày 13/9/2024 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về nội dung Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 75 (khóa XII), nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đồng ý về chủ trương chia tách, ghép cụm dân cư, sáp nhập, thành lập mới, đổi tên thôn, tổ dân phố, trong năm 2024 và giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục rà soát để sắp xếp các thôn, tổ dân phố không đảm bảo tiêu chuẩn trên địa bàn toàn tỉnh.
– Thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ[1] và Kế hoạch số 91–KH/TU ngày 31/01/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 17/4/2018 về việc thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ và Kế hoạch số 91-KH/TU ngày 31/01/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. – Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Thông tư số 04/2012/TT-BNV, Thông tư số 14/2018/TT-BNV, Thông tư số 05/2022/TT-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố (được hợp nhất bởi Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BNV ngày 27/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) và ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương sắp xếp, sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố tại Thông báo số 1545-TB/TU ngày 13/9/2024, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 620/KH-UBND ngày 16/9/2024 về triển khai thực hiện sắp xếp, sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2024 nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã; giảm số lượng người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; số lượng người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố; giảm chi ngân sách nhà nước tăng nguồn lực chi đầu tư phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Theo Kế hoạch số 620/KH-UBND của UBND tỉnh: – Thời gian hoàn thành Phương án tổng thể của các huyện, thành phố trước ngày 27/9/2024; – Thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập thôn, tổ của cấp xã trước ngày 18/10/2024; – Thời gian trình HĐND các xã, phường, thị trấn thông qua Đề án trước ngày 25/10/2024; – Thời gian hoàn thành Đề án của các huyện, thành phố trước ngày 01/11/2024; – Thời gian hoàn thành Đề án của UBND tỉnh trước ngày 15/11/2024; – Thời gian UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét thông qua Nghị quyết tại kỳ họp chuyên đề tháng 11 hoặc tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024.
– Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, giai đoạn 2019-2023 tỉnh Bắc Kạn đã triển khai thực hiện 02 đợt sáp nhập thôn, tổ dân phố theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 26/8/2019[2] và Nghị quyết số 97/NQ-HĐND ngày 07/12/2021[3] của HĐND tỉnh. Sau 02 đợt sáp nhập, toàn tỉnh giảm được 129 thôn, tổ dân phố, tiểu khu (giảm từ 1.421 thôn, tổ còn 1.292 thôn, tổ). – Ngay sau khi HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết số 21/NQ-HĐND và Nghị quyết số 97/NQ-HĐND về sáp nhập thôn, tổ dân phố, Sở Nội vụ đã tham mưu ban hành Hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị quyết về việc sáp nhập thôn, tổ dân phố của HĐND tỉnh. Trong đó, hướng dẫn cụ thể về công tác tuyên truyền; trình tự, thủ tục miễn nhiệm, bầu, bổ nhiệm giữa nhiệm kỳ đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; kiện toàn các chức danh ở thôn, tổ dân phố mới thành lập sau sáp nhập; hướng dẫn cụ thể về phương án sử dụng nhà họp thôn, bàn giao cơ sở vật chất và việc thực hiện chế độ chính sách đối với các chức danh ở thôn, tổ dân phố thực hiện sắp xếp, sáp nhập (Hướng dẫn số 566/HD-UBND ngày 07/10/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-HĐND; Hướng dẫn số 2423/HD-SNV ngày 27/12/2021 của Sở Nội vụ về thực hiện Nghị quyết số 97/NQ-HĐND ngày 07/12/2021 của HĐND tỉnh về việc sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2021,…) – Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-HĐND và Nghị quyết số 97/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, việc triển khai thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc; các thôn, tổ dân phố hình thành sau sắp xếp dần được ổn định, các chức danh ở thôn, tổ khẩn trương được kiện toàn, chế độ chính sách của người hoạt động không chuyên trách, người làm việc ở thôn, tổ và của Nhân dân được đảm bảo theo quy định. Từ thực tiễn hoạt động của các thôn, tổ dân phố sau 02 đợt sáp nhập cho thấy việc sáp nhập thôn, tổ dân phố mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận, cụ thể: – Sáp nhập thôn/tổ giúp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở; giảm được nhiều thôn, tổ dân phố có quy mô nhỏ, khắc phục tình trạng manh mún, chia cắt giữa các thôn, tổ (giảm được 129 thôn, tổ dân phố); giảm đầu mối công việc, giảm số lượng lớn người hoạt động không chuyên trách và kinh phí chi cho các chức danh, dành nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. – Giúp địa phương huy động, tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế – xã hội, công trình phúc lợi công cộng, xây dựng nông thôn mới, nhất là ở các địa bàn còn nhiều khó khăn, tránh sự dàn trải, lãng phí đầu tư. – Sau khi sáp nhập, quy mô số hộ gia đình và dân số thôn, tổ tăng lên, việc huy động các nguồn lực từ cộng đồng để đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới được thuận lợi hơn: Nhiều nhà văn hóa, sân thể thao được xây dựng với quy mô lớn hơn; các phong trào văn hóa, văn nghệ, giao lưu thể thao ngày càng phát triển, hoạt động sôi nổi. Qua đó, tăng thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các thôn, tổ cũng như toàn thể Nhân dân trên địa bàn; góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Đồng thời, tạo điều kiện trong việc lựa chọn nhân sự cho các chức danh ở thôn, tổ dân phố, góp phần nâng cao chất lượng các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. – Sáp nhập thôn, tổ dân phố giúp tăng tính tự quản của người dân. Đội ngũ đảng viên, các tổ chức chính trị – xã hội ở thôn tăng về số lượng, chất lượng, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh. Qua đó các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được truyền tải đến người dân một cách đầy đủ, thuận lợi hơn, tạo điều kiện để triển khai sôi nổi, sâu rộng các hoạt động, phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, góp phần hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn. – Về chế độ, chính sách: + Đối với người hoạt động không chuyên trách và người làm việc ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp được giải quyết chế độ chính sách bảo đảm theo đúng quy định (người hoạt động không chuyên trách, người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn/tổ: thao Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; Thôn đội trưởng: theo Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; Nhân viên y tế thôn/tổ: theo Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 14/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; Tổ Bảo vệ ANTT ở cơ sở: theo Nghị quyết số 05/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh). + Đối với các thôn hiện đang được hưởng các chế độ, chính sách của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hay thôn đặc biệt khó khăn: Việc sáp nhập thôn, tổ dân phố không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ chính sách của người dân. Theo Công văn số 1303/UBDT-CSDT ngày 27/7/2023 của Ủy ban Dân tộc[4] trường hợp các thôn đang hưởng chế độ, chính sách của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 sáp nhập với các thôn không được hưởng chế độ, chính sách của CTMTQG DTTS&MN; thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn khi sáp nhập với thôn không thuộc diện đặc biệt khó khăn thì việc áp dụng các chế độ chính sách sẽ được thực hiện như thời điểm trước khi sắp xếp cho đến khi có quyết định hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế của cơ quan có thẩm quyền. + Đối với việc chuyển đổi các giấy tờ liên quan tới người dân như: Căn cước công dân, giấp phép lái xe, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…sau khi HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết về sắp xếp, sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn cụ thể để thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh.
– Bên cạnh những kết quả đạt được, việc sáp nhập các thôn, tổ dân phố gặp một số khó khăn như sau: Một số cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là người đứng đầu chưa quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; công tác tuyên truyên chưa kịp thời, dẫn đến việc xin ý kiến cử tri chưa có sự đồng thuận cao, có nơi xin đến lần 3 mới đạt tỷ lệ theo quy định; một số thôn ít hộ dân và hoặc thôn có nhiều dân tộc sinh sống trên cùng một địa bàn có sự khác nhau về văn hóa, phong tục tập quán; thôn có địa hình đồi núi chia cắt giữa các nhóm hộ dân và cách xa thôn liền kề 4 đến 5 km; do phải kiện toàn lại các chức danh người hoạt động không chuyên trách, người làm việc trực tiếp ở thôn, tổ dân phố,… – Tuy nhiên, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp và đặc biệt là sự đồng thuận và ủng hộ của Nhân dân chỉ sau thời gian ngắn tất cả các thôn, tổ dân phố mới thành lập sau sáp nhập đã sớm kiện toàn nhân sự và đi vào hoạt động ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; người dân yên tâm phát triển sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được bảo đảm. III. THỰC TRẠNG, NHIỆM VỤ SÁP NHẬP THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRONG NĂM 2024
Theo báo cáo của các huyện, thành phố và đối chiếu với các quy định hiện hành[5], hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 1.292 thôn, tổ, tiểu khu, trong đó: – Số thôn, tổ, tiểu khu đạt từ 50% tiêu chuẩn trở lên (thôn có từ 75 hộ trở lên; tổ, tiểu khu có từ 100 hộ trở lên, theo quy định không phải thực hiện sáp nhập) là 345 (chiếm 26,7%), trong đó, thôn: 264; tổ, tiểu khu: 81. – Số thôn, tổ, tiểu khu đạt dưới 50% tiêu chuẩn (thôn có dưới 75 hộ; tổ, tiểu khu có dưới 100 hộ, theo quy định phải thực hiện sáp nhập): 947 (chiếm 73,3%), trong đó, thôn: 840; tổ, tiểu khu: 107, (có 89 tổ, tiểu khu có dưới 100 hộ; 18 tổ, tiểu khu có dưới 50 hộ; 332 thôn có dưới 75 hộ; 508 thôn có dưới 50 hộ).
– Sáp nhập thôn, tổ dân phố là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và của tỉnh nhằm đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Để triển khai thực hiện thống nhất, hiệu quả chủ trương sáp nhập thôn, tổ dân phố chưa đạt tiêu chuẩn trên địa bàn tỉnh năm 2024, cần sự có sự phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, vận động để tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao của toàn thể Nhân dân trong việc sáp nhập thôn, tổ dân phố. – Qua rà soát, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn 947 thôn, tổ dân phố đạt dưới 50% tiêu chuẩn (thôn có dưới 75 hộ; tổ, tiểu khu có dưới 100 hộ) thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập theo quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BNV. Căn cứ các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Nội hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và báo cáo của các huyện, thành phố, Sở Nội vụ đã báo cáo, đề xuất UBND tỉnh báo cáo Ban cán sự đảng UBND tỉnh xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cho chủ trương thực hiện công tác sắp xếp, sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố trong năm 2024. – Ngày 12/9/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp và đồng ý về chủ trương chia tách, ghép cụm dân cư, sáp nhập, thành lập mới, đổi tên thôn, tổ dân phố, trong năm 2024 (tại Thông báo số 1545-TB/TU ngày 13/9/2024). Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, để tổ chức, triển khai đồng bộ, thống nhất, hiệu quả công tác sắp xếp, sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố chưa đạt chuẩn trên địa bàn tỉnh, Sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố tiếp tục rà soát các thôn, tổ chưa đạt chuẩn, xây dựng phương án, Đề án sáp nhập báo cáo UBND tỉnh theo quy định; tham mưu ban hành Kế hoạch để tổ chức triển khai đồng bộ, thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh; trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn UBND các huyện, thành phố về quy trình và hồ sơ sắp xếp, sáp nhập và tổng hợp, thẩm định, hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết trong năm 2024.
Trả lời: Việc sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố để đảm bảo quy mô số hộ gia đình theo quy định, góp phần tinh gọn bộ máy, giảm số người hoạt động không chuyên trách, nâng cao năng lực, chất lượng cán bộ ở cơ sở; đồng thời tạo thuận lợi để các thôn, tổ dân phố củng cố, xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Trả lời: – Theo tiêu chí quy mô số hộ gia đình của thôn, tổ dân phố quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ Nội vụ về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố quy định: Điều kiện thành lập mới thôn, tổ dân phố ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc là thôn có từ 150 hộ gia đình trở lên, tổ dân phố có từ 200 hộ gia đình trở lên. Đối với các thôn, tổ dân phố có quy mô số hộ gia đình dưới 50% thì phải sáp nhập với thôn, tổ dân phố liền kề; các thôn, tổ dân phố đạt từ 50% quy mô số hộ gia đình trở lên thực hiện sáp nhập ở những nơi đủ điều kiện. – Theo yếu tố đặc thù: Nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân; có địa hình chia cắt phức tạp, biệt lập; có yếu tố khác biệt về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, yếu tố về sinh hoạt cộng đồng theo thôn, làng truyền thống…
Trả lời: – Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.292 thôn, tổ dân phố, tiểu khu trong đó có 1.104 thôn và 188 tổ dân phố, tiểu khu. – Có 13 chức danh làm việc tại thôn, tổ dân phố (Bí thư, Trưởng thôn/Tổ trưởng, Trưởng Ban CTMT, các chi hội trưởng: Phụ nữ, Thanh niên, Cựu chiến binh, Nông dân, Người cao tuổi, Khuyến học, Chữ thập đỏ, Y tế thôn, tổ, Thôn đội trưởng, An ninh cơ sở). – Tổng số người làm việc tại thôn, tổ dân phố hiện nay khoảng 16.000 người. – Kinh phí chi trả phụ cấp, hỗ trợ hằng tháng cho người làm việc tại thôn, tổ dân phố khoảng 180 tỷ đồng/năm (bình quân chi trả 1 thôn, tổ hơn 140 triệu đồng/năm).
Trả lời: Đối chiếu quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì toàn tỉnh Bắc Kạn có 947 thôn, tổ dân phố, tiểu khu thuộc diện phải sáp nhập = 73%. Trong đó, 840 thôn có quy mô số hộ gia đình dưới 50% theo quy định (dưới 75 hộ gia đình) và 107 tổ dân phố, tiểu khu có quy mô số hộ gia đình dưới 50% theo quy định (dưới 100 hộ gia đình).
Trả lời: Căn cứ Công văn số 1303/UBDT-CSDT ngày 27/7/2023 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với cấp xã, thôn hình thành sau sắp xếp trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN: a). Các chế độ chính sách của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt CTMTQG DTTS&MN): – Trường hợp sáp nhập toàn bộ các thôn đang hưởng chế độ, chính sách của CTMTQG DTTS&MN với nhau thì được tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách như trước thời điểm sắp xếp cho đến khi cho đến khi cấp thẩm quyền ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hết thời hạn của Chương trình. – Trường hợp sáp nhập toàn bộ các thôn đang hưởng chế độ, chính sách của CTMTQG DTTS&MN với các thôn không hưởng chế độ, chính sách của CTMTQG DTTS&MN thì tại khu vực đang hưởng chế độ, chính sách tiếp tục được thực hiện cho đến khi cấp thẩm quyền ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế. – Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thôn hình thành sau sáp nhập đủ điều kiện hưởng chế độ, chính sách của CTMTQG DTTS&MN tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách cho đến hết thời hạn của Chương trình. – Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định thôn hình thành sau sáp nhập không đủ điều kiện hưởng chế độ, chính sách của CTMTQG DTTS&MN thì khu vực đang hưởng chế độ, chính sách trước sáp nhập tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách cho đến hết thời hạn của Chương trình. b). Chế độ chính sách đối với thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi – Trường hợp thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn sáp nhập với thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn thì sau khi sáp nhập tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách như trước khi sáp nhập. – Trường hợp thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn sáp nhập với thôn không thuộc diện đặc biệt khó khăn thì việc áp dụng các chế độ, chính sách trên địa bàn được thực hiện như thời điểm trước khi sáp nhập thôn cho đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Trả lời: Theo Công văn số 1303/UBDT-CSDT ngày 27/7/2023 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với cấp xã, thô hình thành sau sắp xếp trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN: – Các thôn đang hưởng chế độ, chính sách của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 nếu sau sắp xếp thay đổi về tên gọi thì sử dụng tên gọi mới để thực hiện các chế độ, chính sách như trước khi sắp xếp. – Các thôn đặc biệt khó khăn sau khi sắp xếp có sự thay đổi về tên nhưng không có sự tác động, ảnh hưởng đến quy mô diện tích, ranh giới của thôn thì sử dụng tên gọi mới để thực hiện các chế độ chính sách như trước khi sắp xếp.
Trả lời: – Việc kiện toàn các tổ chức trong hệ thống chính trị ở thôn, tổ dân phố được thực hiện theo quy định của Điều lệ từng tổ chức và các văn bản pháp luật hiện hành của Trung ương và của tỉnh. – Nhân sự do cấp ủy, chính quyền và đoàn thể cấp xã lựa chọn, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và theo tiêu chuẩn quy định; ưu tiên những người đang tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố trước khi sáp nhập và phù hợp với quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ. – Chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư sau sắp xếp được thực hiện theo quy định hiện hành của Trung ương và của tỉnh.
Trả lời: – Sau khi xây dựng xong dự thảo Đề án của cấp xã, UBND xã tổ chức họp nhân dân để xin ý kiến cho dự thảo đề án và tổ chức lấy ý kiến bằng hình thức bỏ phiếu kín. Mời cử tri đại diện hộ gia đình thuộc các thôn, tổ dân phố dự kiến sắp xếp, sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố tham dự họp, cuộc họp được tiến hành khi có 80% trở lên tổng số đại diện chủ hộ của các thôn, tổ có mặt. – Khi thực hiện tổ chức cuộc họp để xin ý kiến Nhân dân cần phải có biên bản và lập danh sách các hộ gia đình tham dự cuộc họp. Các hộ không tham dự cuộc họp thì UBND cấp xã phải gặp trực tiếp để xin ý kiến bổ sung và tổng hợp biên bản. – Sau khi hoàn tất việc xin ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình, UBND cấp xã lập biên bản tổng hợp kết quả xin ý kiến và lập Bảng tổng hợp kết quả xin ý kiến. Trường hợp Đề án được trên 50% cử tri đại diện hộ gia đình tham gia dự họp và lấy bổ sung đồng ý tán thành thì UBND cấp xã tiến hành các bước tiếp theo (báo cáo Thường trực Đảng ủy cấp xã; trình HĐND cấp xã thông qua nội dung Đề án; trình UBND cấp huyện) trong Hướng dẫn số 1421/HD-SNV ngày 13/9/2024 của Sở Nội vụ[6]. – Trường hợp Đề án chưa được trên 50% số cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thực hiện sắp xếp, sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố tán thành thì UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiến lần thứ 2 (thời gian giữa 02 cuộc họp không quá 4 ngày); nếu vẫn không được trên 50% số cử tri đại diện hộ gia đình tán thành thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản lấy ý kiến lần thứ 2, UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện xem xét, quyết định.
Trả lời: Tên của thôn, tổ dân phố do thành lập mới hoặc sáp nhập không được trùng với tên của thôn, tổ dân phố hiện có trong cùng một đơn vị hành chính cấp xã.
Trả lời: – Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo. – Đối với những đơn vị có khó khăn về kinh phí, UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện để xem xét, hỗ trợ đảm bảo có đủ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của đơn vị.
Trả lời: – Thời gian hoàn thành Phương án tổng thể của các huyện, thành phố trước ngày 27/9/2024; – Thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập thôn, tổ của cấp xã trước ngày 18/10/2024; – Thời gian trình HĐND các xã, phường, thị trấn thông qua Đề án trước ngày 25/10/2024; – Thời gian hoàn thành Đề án của các huyện, thành phố trước ngày 01/11/2024; – Thời gian hoàn thành Đề án của UBND tỉnh trước ngày 15/11/2024; – Thời gian UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét thông qua Nghị quyết tại kỳ họp chuyên đề tháng 11 hoặc tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024.
Trả lời: Qua trao đổi trực tiếp với các đơn vị Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, sau sáp nhập thôn/tổ, tất cả các loại giấy tờ của người dân đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập vẫn còn nguyên giá trị, nếu chưa hết thời hạn thì vẫn được tiếp tục sử dụng. Do vậy, người dân không bắt buộc phải chuyển đổi thông tin các giấy tờ do thay đổi tên thôn/tổ sau sáp nhập. Trường hợp người dân cần giao dịch, có nhu cầu thay đổi hoặc hết hạn thì người dân mới cần chuyển đổi thông tin hoặc đề nghị cấp đổi; trường hợp người dân không có nhu cầu thay đổi thông tin thì các giấy tờ của người dân được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn theo quy định./.
Liêm Thủy, này 01 tháng 10 năm 2024 Bài đã đăng trên Trang Thông tin điện tử xã Liêm Thủy
[1] Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ[1] Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. [2] Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 26/8/2019 của HĐND tỉnh về việc sáp nhập thôn, tổ dân phố, tiểu khu; ghép cụm dân cư giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và đổi tên tổ dân phố thuộc phường Xuất Hóa, thành phố Bắc Kạn [3] Nghị quyết số 97/NQ-HĐND ngày 07/12/2021 của HĐND tỉnh về việc sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2021 [4] Công văn số 1303/UBDT-CSDT ngày 27/7/2023 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với cấp xã, thôn hình thành sau sắp xếp trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN. [5] Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 và Thông tư số 05/2022/TT-BNV ngày 23/5/2022) của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố [6] Hướng dẫn số 1421/HD-SNV ngày 13/9/2024 về quy trình và hồ sơ sắp xếp, sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2024; kiện toàn các tổ chức và bố trí người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố sau khi sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
|